Tin tức

Video hoạt động

lienhe11y

Thông tin cần biết

Giavang
TY GIA
CHung khoan
Thoi tiet
facebook-icon  Yahoo-Messenger-icon  Twitter bird icon  images 1 
8420356
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
4716
6030
10746
8369360
106444
142427
8420356

Your IP: 18.217.144.32
2024-04-29 18:00
(HBĐT) - Bản dân tộc Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ), xã Bình Thanh (Cao Phong) nằm dưới chân núi Mỗ, gọn trong thung lũng nhỏ, xung quanh là suối chảy róc rách, bản nằm trên lưng chừng đồi, phía trước và phía sau là những thửa ruộng bậc thang chuyển màu theo mùa vụ. Thấp thoáng sau những rặng cây xanh mướt, bản Mường Giang Mỗ hiện lên như một bức tranh đẹp cùng với nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường bền vững theo thời gian. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh về bản.


Những ngôi nhà sàn cùng cánh đồng lúa tạo không gian hấp dẫn thu hút du khách.


Người Mường ở xóm Mỗ vẫn lưu giữ được nếp sinh hoạt văn hóa trong đời sống thường ngày.


Du khách sẽ được thỏa thích tận hưởng không gian trong lành giữa bạt ngàn màu xanh của núi đồi, cây trái.


Và được trải nghiệm một cuộc sống bình yên của người dân nơi đây với những đứa trẻ hồn nhiên vui đùa trong bản.


Phụ nữ Mường nơi đây rất giỏi đan lát, dệt vải, làm gối, đệm bông lau. Họ thường tự tay làm ra những sản phẩm thủ công truyền thống để giới thiệu cho du khách.

Nhóm ảnh của Lê Chung
 
Liên hệ với chị Oanh nhéSố ĐT liên hệ: 0983.747.055Chị là người trong bản luôn đấy, rất hiếu khách và tận tình.

 

(HBĐT) - Ngoài các di tích, danh thắng tiêu biểu trên, tỉnh Hòa Bình còn có nhiều bản làng, các điểm du lịch nổi tiếng:

 
                        Thác mu-danh thắng ở xã Tự Do(huyện Lạc Sơn) đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa
 
Bản Mường Giang Mỗ: Bản nằm dưới chân núi Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) với hơn 100 ngôi nhà sàn truyền thống còn lưu giữ đến ngày nay. Đây là khu bảo tồn sống của văn hóa người Mường Hòa Bình với nhiều nét nguyên sơ, trọn vẹn, vừa chân thật, giản dị, vừa sống động, tinh tế. Không chỉ những ngôi nhà, nếp sinh hoạt hằng ngày, các vật dụng như cối giã gạo, hệ thống dẫn nước, cung nỏ săn bắn, phương thức làm ruộng, đến các lễ hội chiêng, phong tục tập quán... đều mang đậm dấu ấn cổ truyền của người Mường. 
 
 Bản Lác - thung lũng Mai Châu: Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu (Mai Châu). Đây là một bản của người Thái còn giữ được đậm nét những phong tục, tập quán cùng bản sắc văn hóa riêng biệt. Những ngôi nhà sàn cao ráo, xinh xắn được xây dựng san sát, có lớp lang, thấp thoáng ẩn hiện trong những tán cây trái xanh tươi; những khung cửi và những mặt hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu do bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái đan dệt. Bản Lác là điểm homestay tiêu biểu nhất của huyện Mai Châu nói riêng và của tỉnh nói chung. 
 
Suối khoáng Kim Bôi: Trước thuộc xã  Hạ Bì, nay là thị trấn Bo (Kim Bôi), nơi tọa lạc của dòng suối khoáng tự nhiên. Suối có nhiều tên gọi: Suối nước nóng Kim Bôi, suối khoáng Kim Bôi, suối nước nóng Mớ Đá, suối Tiên. Dòng suối vốn chảy sâu trong lòng đất, vì vậy, khi vừa lộ thiên, nước suối có nhiệt độ từ 34-360C. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp... Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát đến với nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. 
 
Thác Mu: Thuộc địa phận xóm Mu, xã    Tự Do (Lạc Sơn), nằm trên dãy Trường Sơn, ở độ cao hơn 1.000m, có khí hậu trong lành, mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Vào mùa khô, thác Mu có mây bao phủ tựa như Sa Pa. Mùa nước, từ xa, dù chưa thấy thác nhưng đã nghe rõ tiếng nước đổ; leo xuống những bậc đá ngắn, vòng qua những lùm cây, thác Mu hiện ra với hình ảnh nước tuôn trắng xóa, ào ạt. Dưới chân thác có nhiều vùng nước xoáy. Chỗ sâu nhất của dòng thác tầm 2m. Quanh những khe suối của thác vẫn có những cây cổ thụ rợp bóng mát. 
 
Cửu Thác Tú Sơn: Thuộc địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn (Kim Bôi), gần khu Suối khoáng nóng Kim Bôi. Ở đây không khí trong lành như Đà Lạt, Sa Pa. Có những dòng thác hiền hòa, uốn lượn giữa các thảm cỏ và phiến đá trắng như thác Trải Chiếu, thác Nàng Út Lót, hồ Chàng Liêu... Có những dòng thác hùng vĩ, tung bọt trắng xóa đầy sức sống như thác Trượng Phu, thác Bạc... Ngọn thác cuối cùng nằm ở độ cao 1.300m. Người dân sống quanh khu Cửu Thác chủ yếu là người Mường. 
 
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông Đà tại TP Hòa Bình. Ngày 6/11/1979, Nhà máy được khởi công xây dựng; đến tháng 12/1988, tổ máy số 1 được đưa vào sản xuất điện năng và hòa vào lưới điện quốc gia; tháng 4/1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng - được đưa vào vận hành; tháng 12/1994, Nhà máy được khánh thành. Với đường dây 200KV Hòa Bình - Đồng Hới, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung. Với đường dây 500KV xuyên Việt, Nhà máy đã hoàn thành toàn bộ công suất thiết kế, góp phần cung cấp điện cho cả ba miền, phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng, đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn khi đến thăm Hòa Bình. Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: Nhà Truyền thống, nơi lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau, Đài Tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thủy điện Hòa Bình (dung tích gần 10 tỷ km3 với chiều dài chạy suốt 200km nối liền với tỉnh Sơn La).
 
Mỗi huyện, thành phố đều có làng, bản du lịch đang dần tạo nên những "thương hiệu” ấn tượng như: Xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Sưng, xã Cao Sơn; xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc). Bản Ngòi, xã Suối Hoa; xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc)… Tất cả tạo nên nét bản sắc văn hóa độc đáo, đem lại ấn tượng sâu đậm đối với du khách.
 
V.T (ST)
Liên hệ với chị Oanh nhéSố ĐT liên hệ: 0983.747.055Chị là người trong bản luôn đấy, rất hiếu khách và tận tình.
(HBĐT) - Vùng hồ Hòa Bình có thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình” được quảng bá rộng khắp và chiếm trọn tình cảm yên mến của du khách trong nước, quốc tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và một số tổ chức, cá nhân, cuộc sống của người dân vùng hồ dần được cải thiện. Đó là dấu ấn, bước chuyển mình trong hoạt động du lịch vùng hồ trên địa bàn các huyện: Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và TP Hòa Bình.


Công ty CP đầu tư du lịch Hoà Bình xây dựng các sản phẩm khám phá, trải nghiệm thu hút khách đến với khu du lịch hồ Hoà Bình.

Hình thành những điểm đến du lịch hấp dẫn

Mới đây, đoàn khách quốc tế du lịch đường thuỷ đến từ các nước Mỹ, Anh, Australia, Na Uy… đã trở lại Hoà Bình sau hơn 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19. Trong thời gian 2 ngày lưu lại tỉnh, đoàn khách với gần 20 người đã lựa chọn vùng hồ Hòa Bình để trải nghiệm, khám phá bản dân tộc Mường Giang Mỗ (Cao Phong), Bảo tàng di sản văn hoá Mường (TP Hoà Bình) và các khu, điểm trên khu du lịch (KDL) hồ Hoà Bình.

Trước khi đón đoàn khách mở đầu cho mùa du lịch đường sông, các khu, điểm thuộc KDL hồ Hoà Bình đã đón khá đông đoàn khách quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. Ngay sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, du khách trong nước, quốc tế đã trở lại các khu nghỉ dưỡng, bản làng du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên hồ, nhất là các KDL của huyện Mai Châu, điểm DLCĐ xóm Sưng - xã Cao Sơn, Đá Bia - xã Tiền Phong (Đà Bắc), xóm Ngòi - xã Suối Hoa (Tân Lạc)…

Đến nay, vùng hồ đã hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái chất lượng cao, như: Mai Châu Hideaway, Ba Khan Village Resort, đảo Dừa; các điểm DLCĐ xóm Ké - xã Hiền Lương, Đá Bia (nay thuộc xóm Đức Phong), Mó Hém (nay thuộc xóm Đoàn Kết) - xã Tiền Phong (Đà Bắc), xóm Ngòi - xã Suối Hoa (Tân Lạc)… Trong đó, DLCĐ Đá Bia đã được nhận giải thưởng DLCĐ ASEAN năm 2019. Điểm đến này còn đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Điểm đến khác đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh là xóm Ngòi. Tại xóm xây dựng khu công viên nước với trên 130 trò chơi các loại (xuồng, mô tô nước, thuyền cao tốc…). Trên KDL hồ Hoà Bình còn xây dựng các chương trình du lịch thăm hang động, như: khám phá thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên (Tân Lạc), hang Hổ Vàng, hang Sông, hang Sưng (Đà Bắc).

Bên cạnh tuyến du lịch đường thuỷ di chuyển bằng tàu trên sông Đà qua các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, tỉnh đã mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà thuộc huyện Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc. Các chương trình: nghỉ dưỡng cuối tuần trên KDL hồ Hoà Bình; trải nghiệm trên hồ Hoà Bình cùng tham gia các hoạt động và sinh hoạt với người dân; du lịch tâm linh thăm di tích đền bà Chúa Thác Bờ; du lịch kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh và tuyến Tây Bắc kết hợp đường thuỷ, đường bộ… đã được xây dựng.

Tạo nguồn sinh kế đa dạng, bền vững

Từ một vùng quê xa xôi, heo hút, Đá Bia - xã Tiền Phong đã đổi thay mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức quốc tế cùng những thay đổi suy nghĩ, cách làm của bà con nông dân. Những lợi thế thiên nhiên vùng hồ, văn hoá bản địa được phát huy tích cực. Tổ chức AOP hướng dẫn người dân phát triển DLCĐ bền vững, giúp người dân nắm bắt kỹ năng, hỗ trợ nguồn kinh phí ban đầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động du lịch. Cấp uỷ, chính quyền địa phương khích lệ và hỗ trợ người dân về hạ tầng cơ sở vật chất, một số trang thiết bị. Đến nay, DLCĐ Đá Bia đã trở thành điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với cung cấp dịch vụ lưu trú homestay, người dân còn tham gia vào các dịch vụ khác như: đội tàu thuyền chở khách, tổ văn nghệ, ẩm thực. Các sản phẩm nông nghiệp địa phương cũng một phần được quảng bá, tiêu thụ tốt hơn thông qua khách du lịch.


Du khách trải nghiệm đi bộ qua các bản du lịch cộng đồng xã Cao Sơn, Tiền Phong (Đà Bắc) trên hành trình khám phá khu du lịch hồ Hòa Bình.

Được ví như "trái tim” của KDL hồ Hoà Bình, bên cạnh vẻ đẹp nguyên sơ, bản DLCĐ xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) còn là điểm đến hút khách nhờ các chương trình, dịch vụ do Công ty CP đầu tư du lịch Hoà Bình đầu tư. Tại đây, doanh nghiệp đã xây dựng nhà hàng nổi Đà Giang, hệ thống vui chơi giải trí dưới nước hiện đại, nhà nghỉ cộng đồng đáp ứng nhu cầu của các đoàn khách. Cũng với hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, du lịch vùng hồ Hoà Bình ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Một số dự án đầu tư quy mô lớn cũng đang được thu hút, triển khai, như: dự án KDL Robinson của Công ty CP đầu tư du lịch Hoà Bình; dự án KDL sinh thái hồ Hoà Bình của Công ty CP đầu tư Lạc Hồng; dự án KDL sinh thái Ngòi Hoa của Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng Hoàng Sơn…

Năm 2019, KDL hồ Hoà Bình đón 550.000 lượt khách, chiếm khoảng 17,7% tổng lượng khách toàn tỉnh, trong đó có 26.000 lượt khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 160 tỷ đồng. Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đón khoảng 150.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 70 tỷ đồng. Ước tính năm 2022 sẽ đón 400.000 lượt khách, đồng thời dự báo những năm tiếp theo KDL sẽ đón trên 500.000 lượt khách/năm. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Diện mạo du lịch vùng hồ đang phát triển khá mạnh mẽ theo hướng bền vững, thu hút khoảng 600 lao động tham gia trong lĩnh vực du lịch, nhiều nhất là DLCĐ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trong KDL đã xây dựng được các sản phẩm du lịch mới, đa dạng, gắn với ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Tổng thu từ hoạt động du lịch có mức tăng trưởng tốt và trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, du lịch vùng hồ đã, đang góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

 

 

 Bùi Minh

(Liên hệ với chị Oanh nhéSố ĐT liên hệ: 0983.747.055Chị là người trong bản luôn đấy, rất hiếu khách và tận tình.

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction